LHMT: T1 chào đón HLV kkOma trở về nhà
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnÝ chí doanh nhân Việt: Xây dựng tầm nhìn chiến lược
Tuy nhiên, theo Minh Kha, tại giải năm nay, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM chính là đối thủ "nặng ký" mà đội nào cũng phải dè chừng. Minh Kha nói: “Đội bóng từ Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM từ lâu đã nổi tiếng là đội mạnh, mục tiêu của họ cho giải này cũng sẽ rất cao”. Tuy nhiên, Minh Hùng, 18 tuổi, sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin, Trường CĐ Kỹ thuật Cao thắng tự tin chia sẻ: “Dù tất cả các đội đều mạnh và không thể đánh giá thấp nhưng mình tin rằng đội của trường mình cũng mạnh không kém và có thể tiến xa tới vòng chung kết”.
Cuộc chơi cân bằng của Thổ Nhĩ Kỳ
Tối 14.2, CLB Đà Nẵng tiếp đón CLB Thể Công Viettel trên sân Tam Kỳ, ở trận đấu thuộc khuôn khổ vòng 13 V-League 2024 - 2025. Đây là trận đấu đầu tiên của đội bóng sông Hàn tại “nhà mới” Tam Kỳ (mượn sân nhà của CLB Quảng Nam), trong bối cảnh Hòa Xuân đang bước vào quá trình tu sửa, đặc biệt là nâng cấp mặt sân cỏ. Trước trận đấu này, đoàn quân của HLV Lê Đức Tuấn đã có chiến thắng đầu tay tại V-League, khi ngược dòng đánh bại CLB Bình Định với tỷ số 2-1 trên sân Quy Nhơn ở vòng 12.CLB Thể Công Viettel dù phải chơi trên sân khách, nhưng có lực lượng mạnh hơn nhiều đã đẩy cao đội hình lên tấn công ngay sau tiếng còi khai cuộc. Tuy nhiên, những đường lên bóng của đội bóng ngành quân đội lại chưa cho thấy sự sắc bén. Trong khi đó, CLB Đà Nẵng chủ động chơi lùi sâu để phòng ngự.Trong quãng cuối hiệp 1, nhịp độ trận đấu được tăng lên, khi hai đội chơi đôi công. Phải đến phút 37, CLB Thể Công Viettel mới tạo ra tình huống nguy hiểm rõ rệt có thể dẫn đến bàn thắng. Từ pha phản công nhanh, đồng đội chọc khe để Pedro bứt tốc băng lên trống trải. Tuy nhiên, thủ môn Bùi Tiến Dũng (CLB Đà Nẵng) đã băng ra kịp thời để giảm đáng kể góc sút, đồng thời đổ người để cản phá cú sút của Pedro. Phút 38, Khuất Văn Khang cứa lòng chân trái đưa bóng đi cong rất khó chịu, nhưng đáng tiếc là chệch cột dọc. Phía ngược lại, CLB Đà Nẵng dù cũng lên bóng nhiều, nhưng không thể uy hiếp được khung thành của Thể Công Viettel.Bất ngờ đã đến ở đầu hiệp 2, khi CLB Đà Nẵng tận dụng pha lên bóng hiếm hoi để vươn lên dẫn bàn. Phút 55, từ pha phối hợp hay trước vòng cấm của 2 ngoại binh, Thiago Henrique hãm ngực để Phan Văn Long ra chân cực nhanh, đưa bóng đi hiểm hóc để đánh bại thủ môn Phạm Văn Phong và mở tỷ số cho CLB Đà Nẵng.Phút 59, tỷ số của trận đấu suýt chút nữa đã là 1-1, khi khung thành của CLB Đà Nẵng rung lên. Wesley Nata sút căng đưa bóng đi trúng chân hậu vệ đối phương rồi đập xà ngang bay ra ngoài trước sự tiếc nuối của các cầu thủ Thể Công Viettel. Phút 63, Pedro treo bóng về phía cột 2 cho Khuất Văn Khang băng lên đánh đầu cận thành, nhưng thủ môn Bùi Tiến Dũng một lần nữa phản xạ kịp thời để cứu thua cho đội bóng sông Hàn.Càng về cuối, trận đấu càng nóng hơn khi Thể Công Viettel nỗ lực tìm kiếm bàn gỡ hòa. Phút 80, HLV trưởng Lê Đức Tuấn của CLB Đà Nẵng phải nhận thẻ đỏ trực tiếp vì lỗi phản ứng.CLB Đà Nẵng đã ở rất gần với chiến thắng, nhưng rốt cuộc vẫn không thể bảo vệ được thành quả. Ở phút 90+5 (phút bù giờ cuối cùng), CLB Thể Công Viettel phản công nhanh và Nhâm Mạnh Dũng đã chớp thời cơ để dứt điểm ghi bàn san bằng tỷ số thành 1-1. CLB Đà Nẵng bị chia điểm đầy tiếc nuối.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Bayern Munich đàm phán với Chelsea tìm người kế nhiệm Neuer
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sáng 2.2 (mùng 5 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), nhiều người dân ở Hà Tĩnh đứng dọc hai bên QL1A đón xe rời quê, trở lại các tỉnh, thành làm việc.Khu vực người dân đứng đợi xe nhiều nhất là tại các ngã ba, ngã tư và cây xăng. Tại đây, nhiều người với lỉnh kỉnh đồ đạc, ngồi vạ vật chờ xe đến đón. Mặc dù không được phép đón khách dọc đường, song do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao sau Tết nên nhiều nhà xe vẫn bất chấp quy định để đón khách. Ngồi trước cây xăng nằm bên QL1A ở xã Thạch Long (H.Thạch Hà, Hà Tĩnh), ông Nguyễn Văn Ba (45 tuổi, ngụ tại xã Thạch Châu, H.Thạch Hà) cùng con trai khoảng 10 tuổi tỏ ra khá mệt mỏi khi chờ đợi cả tiếng đồng hồ nhưng xe khách đã đặt vé từ trước vẫn chưa tới đón. "Gia đình tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk. Năm nay, chỉ có tôi và con trai về quê ăn Tết. Khi bắt xe về quê, tôi đã đặt luôn vé khứ hồi nhằm tránh tình trạng không có xe để rời quê sau Tết. Giá vé đi lại ngày Tết cũng tăng hơn gấp đôi, ngày thường tôi đi chỉ có 600.000 đồng/vé thì giờ tăng lên 1,5 triệu đồng. Dù giá vé tăng cao nhưng tôi vẫn chấp nhận để kịp quay trở lại nơi làm việc", anh Ba nói.Ngoài bố con anh Ba, tại khu vực cây xăng ở xã Thạch Long cũng có rất nhiều người với đồ đạc lỉnh kỉnh ngồi chờ xe khách tới đón để trở lại các tỉnh, thành phía nam làm việc, học tập sau kỳ nghỉ Tết.Do lưu lượng phương tiện tăng cao sau Tết nên các xe di chuyển theo hướng Bắc - Nam qua Hà Tĩnh khá chậm, đây cũng là nguyên nhân khiến các xe khách không đúng giờ hẹn đến địa điểm đón khách.Ở chiều ngược lại, lượng người dân đứng đợi bắt xe dọc đường rời quê trở lại các tỉnh, thành phía bắc sau Tết có phần ít hơn. Lưu lượng phương tiện đi lại ở chiều này cũng ít hơn nên đường thông suốt, không bị ách tắc cục bộ.